TÌM KIẾM NHANH
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline
Hotline tư vấn: 0918696947
Skype:
DANH MỤC DỰ ÁN
DỰ ÁN NỔI BẬT

Bán nhà đường 30 quận Gò Vấp giá 9 tỷ 690 triệu

Bán nhà mới, đẹp đường 27 quận Gò Vấp giá 7.88 tỷ

Bán nhà Phan Đình Phùng quận Phú Nhuận giá 4.6 tỷ

Bán nhà tiện kinh doanh đường Nguyễn Xí quận Bình Thạnh giá 12.9 tỷ

Bán biệt thự Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức giá 48 tỷ

Bán nhà Nguyễn Kiệm phường 4 quận Phú Nhuận giá 8.2 tỷ

Bán nhà hẻm xe hơi 331 Phan Huy Ích quận Gò Vấp giá 8.1 tỷ

Bán nhà đẹp Nguyễn Văn Lượng gần Lotte Mart quận Gò Vấp.

Bán nhà xinh Nguyển Bỉnh Khiêm quận Gò Vấp giá 3.68 tỷ

Bán nhà gần mặt tiền Phan Đăng Lưu, có thể làm căn hộ dịch vụ

Bán nhà đẹp đường số 3 quận gò vấp giá 4.7 tỷ

Bán nhà đẹp hẻm 160 Phan Huy Ích phường 12 quận Phú Nhuận.

Bán nhà hẻm ô tô Phạm Văn Chiêu quận Gò Vấp

Bán nhà gần mặt tiền đường Đinh Thị Thi quận Thủ Đức

Bán căn góc 2 mặt tiền hẻm đường Hiệp Bình quận Thủ Đức.

Bán nhà đẹp Cấm Bá Thước quận Phú Nhuận

Bán nhà mới Lê Quang Định giá 6.8 tỷ ở Bình Thạnh

cho thuê tòa nhà Bạch Đặng Phường 2 quận Tân Bình

Bán nhà Đoàn Thị Điểm quận Phú Nhuận giá 15.7 tỷ

Tặng nội thất cao cấp nhà Hoàng Diệu quận Phú Nhuận giá 16.6 tỷ

Bán nhà đẹp Hoàng Hoa Thám quận Bình Thạnh giá 6.95 tỷ

Bán nhà Phan Đình Phùng quận Phú Nhuận giá 3.75 tỷ

Bán nhà đẹp Hoàng Văn Thụ quận Phú Nhuận

Bán nhà mặt tiền đường Lê Tử Tài quận Phú Nhuận giá 11 tỷ.

Bán nhà HXH Lê Quang Định phường 7 Bình Thạnh giá 7.2 tỷ. Hướng Tây Nam

2 Căn nhà tiện xây mới

Nhà mặt tiền Đô Đốc Long,

Nhà mặt tiền Sơn Kỳ, Tân Phú.

Bán nhà hẻm xe tải, Phú Nhuận

Bán căn hộ dịch vụ Nguyễn Thượng Hiền giá 7.9 tỷ

FACEBOOK LIKE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online       :  103

Thống kê tháng :2140

Tổng              : 1598844

Chi tiết tin tức

Việt Nam có thể mắc kẹt giữa thương chiến Mỹ Trung.

(Ngày đăng:24/09/2019)


Việt Nam có thể bị mắc kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung

Vũ Dung
Thứ Hai,  23/9/2019, 10:08 

(TBKTSG) - Việt Nam có thể bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, trái ngược với những dự đoán trước đó về những cơ hội mở ra.

Xuất khẩu sang Mỹ: Càng tăng càng lo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố báo cáo về bức tranh xuất khẩu các mặt hàng nông sản 8 tháng đầu năm, trong đó, gỗ và các sản phẩm gỗ dường như là điểm sáng duy nhất trong gam màu tối của toàn ngành. Tám tháng đầu năm, ngành gỗ đã mang về 7,1 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong khi những mặt hàng nông sản chính khác đều có xu hướng giảm mạnh.

Song, con số này không làm yên lòng các doanh nghiệp trong ngành cũng như người đứng đầu Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores).

“Vấn đề đau đầu nhất với ngành gỗ hiện nay là gỗ dán, đặc biệt là gỗ dán cứng khi mặt hàng này của Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế lên tới 180%”, ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Vifores, nói và cho biết thêm “Đang có hiện tượng thương nhân Việt Nam nhập gỗ dán cứng từ Trung Quốc về, lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang Mỹ”.

Theo Vifores, gỗ dán là mặt hàng có độ biến động lớn nhất trong xuất khẩu sang Mỹ. Lượng xuất khẩu năm 2018 của Việt Nam sang Mỹ đạt 321.044 mét khối, tăng gần 5,7 lần so với năm 2017; kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng 3,7 lần, từ 51,3 triệu đô la Mỹ lên gần 190 triệu đô la Mỹ trong cùng giai đoạn. Xuất khẩu gỗ dán tăng trưởng mạnh nhất bắt đầu từ nửa cuối năm 2018, với kim ngạch trung bình mỗi tháng đạt khoảng trên dưới 20 triệu đô la Mỹ, tương đương khoảng 30.000 mét khối sản phẩm.

“Trước mắt, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng và ban hành Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam sau đó tái xuất sang Mỹ”.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ Công Thương

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, gỗ dán cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc. Việt Nam nhập khẩu khoảng 173,2 triệu đô la Mỹ năm 2018, tăng 1,2 lần so với kim ngạch năm 2017. Kim ngạch bốn tháng đầu 2019 đạt gần 50 triệu đô la Mỹ.

“Đây là bài toán đau đầu với ngành gỗ năm 2020”, ông Quyền nói, “bởi, trong năm 2020 nếu không giải quyết được tình hình, Mỹ sẽ đánh thuế rất mạnh, không chỉ Trung Quốc mà cả những nước chuyển tải sang Mỹ; không chỉ đánh vào gỗ dán mà thậm chí cả ngành gỗ”.

Không chỉ ngành gỗ, những ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung còn tiếp tục lan tới các ngành khác, trong đó có dệt may. Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho hay: “Mỹ áp thuế lên mặt hàng vải và sợi của Trung Quốc khiến mặt hàng sợi của Việt Nam xuất sang Trung Quốc, nơi chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam, cũng điêu đứng”.

Ngành dệt may sản xuất mỗi năm 2,3 triệu tấn sợi, trong đó 1,5 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Kể từ đầu năm 2019, việc tiêu thụ sợi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Thương chiến, cộng những khó khăn từ việc Trung Quốc phá giá đồng tiền, càng đẩy ngành sợi của Việt Nam vào thế bất lợi.

“Tiêu thụ sợi của Việt Nam tại Trung Quốc giảm cả về lượng và giá trị”, ông Cẩm nói.

Những bất lợi của Việt Nam dưới hai “làn đạn” Mỹ - Trung còn thể hiện rõ nét trong số liệu thống kê 6 tháng đầu năm, thời điểm khoảng một năm sau khi nổ ra thương chiến. “Việt Nam không được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung”, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khẳng định.

Ở thị trường xuất khẩu, theo số liệu của cơ quan thống kê Mỹ được bà Trang trích dẫn, trong số 10 đối tác Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất, duy nhất Việt Nam có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đột biến, ở mức 33% so với cùng kỳ năm 2018, trong khi đa phần các nước khác đều giảm tốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh nhất, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

“Điều đáng lo ngại ở chỗ, nhiều trong số 10 đối tác này, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt để đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại... Những biện pháp này không chỉ dừng lại ở chống bán phá giá, chống trợ cấp, mà có phạm vi tác động lớn hơn rất nhiều. Chỉ có Việt Nam và Malaysia chưa phải chịu các biện pháp trừng phạt này từ Mỹ”, bà Trang nói.

Thị trường Trung Quốc: lo xuất tăng ít, nhập tăng nhiều

Trong một diễn biến khác có liên quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng rất khiêm tốn, ở mức 0,3% so với con số 21,8% của năm 2018. Những mặt hàng trước đây có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc, sáu tháng đầu năm nay, đã quay đầu giảm so với cùng kỳ như thủy sản (giảm 3,9%), nông sản (giảm 10,4%).

Theo giải thích của cơ quan chức năng, Trung Quốc thắt chặt chất lượng, tiêu chuẩn và quy chuẩn hàng nhập khẩu khiến nông sản Việt Nam khó tiếp cận thị trường này. “Câu hỏi đặt ra là những quy định mới đã được Trung Quốc đưa ra hai năm trước nhưng tại sao tới thời điểm này mới thắt chặt, liệu có liên quan tới việc họ không bán được hàng sang Mỹ nên phải tiêu thụ trong nước, và vì thế họ hạn chế hàng nhập khẩu?”, bà Trang đặt câu hỏi.

Về nhập khẩu, Việt Nam tăng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Sáu tháng đầu năm, Việt Nam nhập tới 35,7 tỉ đô la Mỹ từ thị trường Trung Quốc, tăng 12,3% so với cùng kỳ, trong đó các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu lớn từ nước láng giềng cũng là mặt hàng chứng kiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đột biến sang Mỹ. Cụ thể, máy tính, điện tử, linh kiện tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2018; máy móc thiết bị tăng 26,1%; phụ liệu dệt may, da giày tăng 10,6%.

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu?

Rủi ro đối với Việt Nam hiện nay là vấn đề “rửa xuất xứ”, do đó, theo PGS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế quốc dân, các cơ quan chức năng cần quyết liệt xử lý tình trạng này, thậm chí có thể phải tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập các sản phẩm đang bị nghi ngờ gian lận thương mại vào Việt Nam sau đó tái xuất sang Mỹ. Đây là việc làm khẩn cấp trước khi vấn nạn gian lận thương mại trở nên căng thẳng và Mỹ có những động thái mạnh mẽ hơn đối với hàng hóa từ Việt Nam.

Bộ Công Thương, trong diễn biến mới nhất, đã có báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ trong thời gian tới để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Bộ này cũng đã có công văn đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tăng cường kiểm tra hồ sơ cấp C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) cho hàng hóa (bao gồm mặt hàng gỗ dán) xuất khẩu sang Mỹ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, tác động xấu đến sản xuất trong nước.

Nếu vấn đề này không được giải quyết sớm có thể dẫn tới nguy cơ Mỹ áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Capital Economics, công ty tư vấn nghiên cứu kinh tế có trụ sở tại London, ước tính nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% lên hàng nhập khẩu từ Việt Nam như ông từng làm với hàng hóa Trung Quốc, doanh thu từ xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm 25%, tương đương hơn 1% GDP. Ước tính, nếu giả định này xảy ra, sẽ xóa sổ khoảng 0,5 điểm phần trăm tăng trưởng mà Việt Nam đạt được nhờ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại.

“Trước mắt, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng và ban hành Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam sau đó tái xuất sang Mỹ”, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nói.

Bộ Công Thương cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tỉnh táo, thận trọng trong hợp tác làm ăn. Nếu doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt, làm ăn chụp giật, tiếp tay cho các hành vi lợi dụng, núp bóng, gian lận thương mại, thì có thể ảnh hưởng đến uy tín, thậm chí thiệt hại đến các ngành sản xuất trong nước.

Một doanh nghiệp trong ngành dịch vụ giao nhận tiết lộ, gần đây công ty của ông nhận được nhiều đề nghị từ của các đại lý Trung Quốc chuyển hàng sang Việt Nam đổi hóa đơn, đổi bộ chứng từ, để sau đó xuất sang Mỹ. Tất nhiên, nếu thành công, doanh nghiệp này sẽ được hưởng lợi nhuận “nhiều và nhanh”.

Giám đốc doanh nghiệp này từ chối lời đề nghị béo bở, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ lý trí để làm vậy...


TÌM KIẾM NHANH
VIDEO

CHIA SẺ QUA MẠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

VIDEO

NGÂN HÀNG HỖ TRỢ VAY VỐN